Y đa khoa là ngành học nhận được nhiều sự ngưỡng mộ không chỉ đối với thí sinh và phụ huynh mà đối với tất cả mọi con người. Bởi vì ngành Y đa khoa thực sự là ngành học có thể “cứu cả thế giới”. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho các bạn những thông tin tổng quan về ngành học này.
1. Tìm hiểu về ngành Y đa khoa
Y đa khoa (hay còn gọi là Y khoa, tên tiếng Anh: General Medicine) là ngành học đào tạo những bác sĩ đa khoa điều trị các bệnh mãn và cấp tính, đưa ra các biện pháp phòng bệnh, hướng dẫn phục hồi sức khỏe và kê thuốc cho bệnh nhân. Mục tiêu đào tạo của ngành Y đa khoa là đào tạo những người có y đức, có kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản về y học để xác định, đề xuất và tham gia giải quyết các vấn đề sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
Sinh viên theo họcngành Y đa khoa sẽ được học tập những môn học phục vụ tốt nhất cho nghề nghiệp của mình sau này như giải phẫu, ký sinh trùng, ngoại bệnh lý, răng - hàm - mặt… đồng thời được trang bị những kỹ năng thực hành và kỹ năng mềm. Cụ thể, người học sẽ được đào tạo những kiến thức sau:
Có kiến thức khoa học cơ bản, y học cơ sở làm nền tảng cho y học lâm sàng;
Có kiến thức cơ bản về chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh;
Có phương pháp luận khoa học trong công tác phòng bệnh, chữa bệnh và nghiên cứu khoa học;
Nắm vững pháp luật và chính sách về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Sau thời gian 6 -7 năm học tập trong trường đại học, sinh viên ngành Y đa khoa sẽ có những kỹ năng sau:
Vận dụng được các kiến thức khoa học tự nhiên như hóa học, sinh học, vật lý, lý sinh để giải thích các hiện tượng bệnh lý.
Phân tích được các hiện tượng, các cơ chế hoạt động, nguyên lý vận hành của các trang thiết bị phục vụ chẩn đoán và điều trị.
Tiếp cận được với các kiến thức y sinh học và kỹ thuật y dược hiện đại.
Vận dụng được kiến thức cốt lõi về khoa học sức khỏe và các mối liên quan giữa sức khỏe với các yếu tố môi trường, xã hội.
Đánh giá và phân tích được mối liên quan giữa sức khỏe, bệnh tật với môi trường và các yếu tố tâm lý-xã hội.
Hiểu được đặc điểm giải phẫu, cấu trúc và hoạt động của cơ thể con người trong trạng thái bình thường và bệnh lý. Đánh giá được sự thay đổi các trạng thái cơ thể trong những điều kiện bình thường và bệnh lý.
Áp dụng được những kiến thức cơ bản, cơ sở để giải thích một cách sâu sắc các triệu chứng bệnh lý của người bệnh. Phân tích và tổng hợp được các triệu chứng, các dấu hiệu để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý.
Áp dụng được các phương pháp, các kỹ thuật để điều trị và chăm sóc người bệnh.
Vận dụng tổng hợp kiến thức thu được để phân tích, đánh giá, xử trí các vấn đề sức khỏe tại bệnh viện và cộng đồng.
2. Chương trình đào tạo ngành Y đa khoa
Để biết được học ngành Y đa khoa có khó không, các bạn có thể tham khảo khung chương trình đào tạo và các môn học chuyên ngành trong bảng dưới đây.
Năm thứ nhất
1
2
Toán cao cấp
3
Vật lý - Lý sinh
4
5
6
Tiếng Anh A1
7
8
Giải phẫu 1
9
Tin học cơ sở
10
11
Tiếng Anh A2
12
13
Giải phẫu 2
14
Năm thứ hai
15
16
Hóa hữu cơ
17
18
Hóa sinh
19
Ký sinh trùng
20
Vi sinh
21
Mô phôi
22
Sinh lý học
23
24
25
26
Nội cơ sở
27
Ngoại cơ sở
28
Giải phẫu bệnh
Năm thứ ba
29
Dược lý
30
31
32
33
Nội bệnh lý 1
34
Ngoại bệnh lý 1
35
36
37
38
39
40
Năm thứ tư
41
Ung thư
42
Huyết học
43
Gây mê hồi sức
44
45
Nội bệnh lý 2
46
Nhi khoa 1 + 2
47
Phụ sản 1 + 2
48
49
Da liễu
50
51
52
53
Y học quân sự
Năm thứ năm
54
55
56
57
Pháp y
58
Mắt
59
Tai mũi họng
60
Răng hàm mặt
61
Ngoại bệnh lý 2
62
63
Lao
64
Tâm thần
65
Y học cổ truyền
66
Nội thần kinh
67
Truyền Nhiễm
68
Y học hạt nhân
69
70
Năm thứ sáu
71
Nội bệnh lý 3
72
Ngoại bệnh lý 3
73
Lão khoa
74
Nhi khoa 3
75
Phụ sản 3
76
77
78
TỐT NGHIỆP
79
Theo Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng
3. Các khối thi vào ngành Y đa khoa
- Mã ngành: 7720101
- Ngành Y đa khoa thường xét tuyển các tổ hợp môn sau:
B00: Toán, Hóa, Sinh
A16: Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn
D90: Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
D08: Toán, Sinh học, Tiếng Anh
*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng
4. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa
Ngành Y đa khoa luôn được các bạn có lực học khá giỏi và giỏi hướng đến lựa chọn và theo đuổi. Điểm chuẩn ngành Y đa khoa trong năm học 2018 trong khoảng từ 18 đến 24,75 điểm. Nếu bạn có kết quả kỳ thi THPT Quốc gia trong khoảng điểm này hoặc hơn thì bạn có thể tự tin để nộp nguyện vọng các trường có đào tạo ngành này.
5. Các trường đào tạo ngành Y đa khoa
Là ngành học hot, có nhiều thí sinh theo học và làm việc nên trên cả nước ta lượng trường đại học, cao đẳng đào tạo ngành Y đa khoa cũng tương đối nhiều, tạo thêm nhiều cơ hội cho các thí sinh được lựa chọn trường phù hợp với mình. Dưới đây là danh sách các trường đào tạo ngành Y đa khoa:
- Khu vực miền Bắc:
Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương
Khoa Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội
Đại học Y Hà Nội
Đại học Y Dược Thái Bình
Đại học Y Dược - Đại học Thái Nguyên
Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội
Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam
Đại học Y Dược Hải Phòng
- Khu vực miền Trung:
Đại học Y Dược - Đại học Huế
Đại học Phan Châu Trinh
Đại học Dân lập Duy Tân
Đại học Y khoa Vinh
Khoa Y Dược - Đại học Đà Nẵng
Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
Đại học Tây Nguyên
Đại học Buôn Ma Thuột
- Khu vực miền Nam:
Đại học Trà Vinh
Khoa Y - Đại học Quốc gia TP. HCM
Đại học Y Dược TP. HCM
Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Đại học Nguyễn Tất Thành
Đại học Y Dược Cần Thơ
Đại học Nam Cần Thơ
Đại học Tân Tạo
Đại học Võ Trường Toản
Đại học Quốc tế Hồng Bàng
6. Cơ hội việc làm ngành Y đa khoa
Học ngành Y đa khoa là bạn đã tự tạo ra cơ hội việc làm ngay trong tầm tay của chính mình. Bạn có thể làm ở rất nhiều vị trí khác nhau như:
Làm tại Bộ y tế, các bệnh viện từ tuyến huyện lên tới trung ương;
Khám và chữa bệnh thông thường trong phạm vi quy định của phân tuyến kỹ thuật;
Trợ giúp Bác sỹ trong khám, chữa bệnh và thực hiện các kỹ thuật chăm sóc người bệnh tại Trạm Y tế;
Phát hiện và xử trí ban đầu một số bệnh cấp cứu và các vết thương thông thường;
Tham gia sơ cứu các tai nạn và thảm họa xảy ra tại địa phương;
Làm việc tại các trung tâm y tế, y tế dự phòng; hướng dẫn nhân dân sử dụng thuốc an toàn, hợp lý;
Tham gia vào công tác cứu chữa người bệnh, tham khám bệnh nhân thuộc các vùng sâu vùng xa trong các dịp thiện nguyện;
Tham gia các hoạt động chuyên môn, tư vấn và cung cấp các dịch vụ về sức khỏe sinh sản và Dân số - Kế hoạch hóa gia đình;
Hướng dẫn và tư vấn cho nhân dân thực hiện vệ sinh phòng bệnh;
Chăm sóc và hướng dẫn phục hồi chức năng cho người bị tàn tật, thương tật tại cộng đồng trong các trung tâm phục hồi kỹ năng;
Mở phòng khám đa khoa riêng;
Giảng dạy nghiên cứu tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Y đa khoa.
7. Mức lương ngành Y đa khoa
Làm nghề Y sĩ đa khoa bạn cũng có cơ hội để trở thành các điều dưỡng viên hay là các bác sĩ. Hiện nay, mức lương trung bình của người làm trong ngành Y đa khoa khoảng từ 6 - 8 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên mức lương này có thể lên đến 10 triệu đồng/tháng nếu các bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 - 3 năm trở lên tại các bệnh viện hoặc trung tâm y tế.
8. Những tố chất phù hợp với ngành Y đa khoa
Cũng giống như những ngành nghề khác thuộc lĩnh vực Y tế thì ngành Y đa khoa cũng cần những tố chất nhất định thì bạn mới có thể làm việc lâu dài và gắn bó với nghề. Đó là:
Cẩn thận, tỉ mỉ;
Nắm vững kiến thức chuyên môn;
Thấu hiểu và cảm thông với nỗi đau của người bệnh;
Kỹ năng giao tiếp tốt;
Có trình độ ngoại ngữ;
Chăm chỉ và kiên trì;
Có tinh thần trách nhiệm cao;
Sẵn sàng làm việc ở mọi hoàn cảnh;
Có sức khỏe tốt vì đây là ngành nghề khá vất vả.
Hy vọng những thông tin trong bài sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành Y đa khoa và có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.