BÀI 17. ẢNH CỦA VẬT QUA GƯƠNG PHẲNG
I. Ảnh của vật qua gương phẳng
- Khi soi gương, ta thấy hình của mình ở trong gương
=> Hình của vật nhìn thấy trong gương phẳng được gọi là ảnh của vật qua gương phẳng
Ví dụ: Ảnh của cây khi nhìn qua mặt nước; ảnh của xe khi nhìn qua gương chiếu hậu;...
II. Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng
Thí nghiệm:
- Dụng cụ thí nghiệm:
+ Một tấm kính mỏng, phẳng để thay thế cho gương phẳng
+ Hai cây nến giống nhau
+ Thước đo có ĐCNN tới milimet, tờ giấy trắng.
+ Một giá đỡ tấm kính, hai giá đỡ nến.
- Tiến hành thí nghiệm
+ Đặt cây nến trước 1 tấm kính (không đặt sát vào kính) và thắp sáng.
+ Di chuyển cây nến 2 ra phía sau tấm kính đến đúng vị trí ảnh của cây nến 1 (sao cho ảnh ngọn lửa của cây nến 1 nằm ở ngọn của cây nến 2)
=> Tính chất ảnh của vật qua gương phẳng:
+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật
+ Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh đó đến gương (ảnh và vật đối xứng nhau qua gương).
III. Dựng ảnh của vật qua gương phẳng
1. Dựng ảnh của một điểm S (nguồn sáng rất nhỏ)
Bước 1: Từ S vẽ một chùm tia sáng được giới hạn bởi hai tia sáng SI1 và SI2 tới gương.
Bước 2: Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ chùm tia sáng phản xạ được giới hạn bởi các tia sáng phản xạ I1 R1 và I2 R2 tương ứng.
Bước 3: Tìm giao điểm S’ của chùm phản xạ bằng cách kéo dài các tia sáng phản xạ (biểu diễn bằng nét đứt). Các đường này cắt nhau tại S’. S’ là ảnh ảo của S
Khi đặt mắt hứng chùm tia sáng phản xạ ta sẽ nhìn thấy ảnh S’ và có cảm giác như ánh sáng xuất phát từ S’ tới mắt ta.
2. Dựng ảnh của một vật qua gương phẳng
Dựa vào tính chất đối xứng của vật và ảnh qua gương phẳng:
+ Ta dựng ảnh của vật qua gương sao cho khoảng cách từ vật tới gương bằng khoảng cách từ ảnh tới gương.
+ Độ lớn của ảnh bằng độ lớn của vật.
Sơ đồ tư duy về “Ảnh của vật qua gương phẳng”
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/neu-tinh-chat-anh-cua-vat-qua-guong-phang-a65333.html