Thời gian làm bài thi IELTS là bao lâu? Làm sao để không bị thiếu giờ khi thi?

Nếu như bạn chưa nắm rõ được thời gian làm bài thi IELTS cho các kỹ năng thì cũng đừng lo lắng quá nhé. Trong bài viết này, IZONE sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thời gian làm bài của các kỹ năng trong IELTS cũng như gợi ý một số cách để các bạn có thể hoàn thành phần thi của mình trong thời gian cho phép.

Thời gian làm bài thi IELTS

Tổng thời gian để các bạn có thể hoàn thành các kỹ năng trong bài thi IELTS là gần 3 giờ đồng hồ. Cụ thể:

Thời gian làm bài thi IELTS Kỹ năng Thời gian Nghe Thời gian làm bài thi IELTS Listening là khoảng 30 phút, chưa kể thêm thời gian để kiểm tra lại đáp án và chuyển đáp án vào giấy trả lời. (Lưu ý: Thời gian để các bạn có thể chuyển đáp án còn phụ thuộc vào hình thức thi của các bạn). Cụ thể: Như vậy: Nếu bạn thi IELTS Listening dưới hình thức là bài thi giấy bạn sẽ có khoảng 40 phút để hoàn thành bài thi, trong khi đó nếu bạn thi IELTS Listening trên máy tính, bạn sẽ có khoảng 32 phút để hoàn thành. Đọc Thời gian làm bài thi IELTS Reading60 phút. Viết Thời gian làm bài thi IELTS Writing 60 phút. Nói Thời gian làm bài thi IELTS Speaking sẽ kéo dài từ 11-15 phút Tổng thời gian làm bài Tổng thời gian hoàn thành các bài thi trong kỳ thi IELTS là khoảng 2 giờ 55 phút (Nếu thi theo hình thức thi giấy), và khoảng 2 giờ 47 phút (Nếu thi theo hình thức thi máy tính).

Để có thể nắm rõ hơn về cấu trúc bài thi IELTS cũng như nội dung chi tiết của từng phần thi, bạn có thể đọc bài: IELTS là gì?

Những lưu ý để không bị thiếu thời gian làm bài thi IELTS

Việc có kiểm soát tốt được thời gian làm bài hay không cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả bài thi của bạn.

Hãy thử tưởng tượng:

Với bài thi Writing, bạn chỉ có tất cả 60 phút để hoàn thành hai phần thi (Task 1 và Task 2). Tuy nhiên, nếu sau khi làm xong Task 1, các bạn chỉ còn 20 phút, thì các bạn rất khó để có thể hoàn thành bài Task 2 trong khoảng thời gian còn lại này.

Điều này sẽ ảnh hưởng như thế nào đến điểm bài thi của bạn?

Nếu như bạn chưa biết thì điểm thành phần của bài thi Task 2 sẽ có số điểm gấp đôi so với điểm thành phần của bài thi Task 1.

Vì vậy, cho dù task 1 bạn có số điểm là 8.0, nhưng nếu Task 2 bạn chỉ đạt được 5.0 thì điểm Overall cho kỹ năng writing của bạn cũng sẽ chỉ là 6.0.

Điểm Writing Overall Điểm Writing Task 1 Điểm Writing Task 2 6.0 8.0 5.0 Công thức tính điểm (điểm WR Task 2 x 2 + điểm WR Task 1) / 3

Để có thể hiểu rõ công thức tính điểm của các phần thi trong IELTS, bạn có thể tham khảo bài: “Cách tính điểm bài thi IELTS”

Vậy làm thế nào để các bạn có thể kiểm soát tốt thời gian làm bài các kỹ năng IELTS của mình?

Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn kiểm soát thời gian làm bài thi IELTS của mình:

Nắm rõ thời gian cho phép làm từng phần bài thi

Trong bài thi IELTS, thời gian chính là “kẻ thù” của bạn. Bạn chỉ có một khoảng thời gian cố định để hoàn thành bài thi của mình. Nếu như bạn không thể hoàn thành bài trong khoảng thời gian đó, thì xin chia buồn: Bạn đã quay vào ô “mất ~ 5 triệu” mà không đạt được mục tiêu đề ra.

Chính vì vậy, điều đơn giản nhất mà cũng quan trọng nhất đó là nắm rõ được bạn có bao nhiêu thời gian để làm bài. Điều này sẽ giúp các bạn có thể lên “chiến lược” đối phó với các phần thi một cách tốt hơn, đảm bảo có thể hoàn thành được mục tiêu đề ra.

Thời gian làm bài thi IELTS

Khi luyện tập, IZONE gợi ý các bạn hãy sử dụng đồng hồ đếm thời gian. Điều này sẽ giúp bạn có được “ý thức về việc sử dụng thời gian”. Bạn sẽ không bị quá xa đà vào những câu khó, khiến mất nhiều thời gian, mà thay vào đó, bạn sẽ cố gắng làm sao để có càng nhiều câu trả lời chính xác càng tốt.

Đó là còn chưa kể, một bài viết được hoàn thành trong 40 phút sẽ khác hoàn toàn với một bài viết được hoàn thành trong 60 phút. Việc luyện tập khi có đồng hồ đếm thời gian, sẽ giúp bạn biết được thực lực hiện tại của mình đang ở đâu? Và cần làm gì để có thể cải thiện nó.

Thời gian làm bài thi IELTS

Nắm rõ được cách xử lý từng dạng câu hỏi

Sau khi đã nắm rõ được thời gian của từng phần thi, lúc này, bạn cần trang bị cho mình những kiến thức, bộ kỹ năng để có thể “xử đẹp” các dạng câu hỏi có trong bài thi IELTS.

Ví dụ, với phần thi Writing: Bạn cần phải nắm được có bao nhiêu dạng câu hỏi có thể xuất hiện trong bài thi. Chẳng hạn, với bài thi Writing Task 1, có bao nhiêu dạng bài? Cách xử lý với từng dạng bài đó như thế nào? Có đặc điểm gì mà các bạn cần lưu ý với dạng bài đó không?

Câu trả lời cho các câu hỏi trên sẽ nằm trong bài: “Hướng dẫn cách viết IELTS Writing Task 1 chi tiết cho từng dạng bài”.

Xin lưu ý: Đây mới chỉ là một phần nhỏ của bài thi IELTS Writing (Các bạn còn phải nắm rõ được cách xử lý các dạng IELTS Writing Task 2). Đó là còn chưa kể bạn còn 3 bài thi khác: Listening, Reading và Speaking. Mỗi bài thi đều đòi hỏi bạn phải có được bộ kỹ năng riêng để xử lý các dạng câu hỏi trong đó.

Thời gian làm bài thi IELTS

Chính vì vậy, với những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, các bạn cần xác định ngay từ đầu việc học IELTS là một con đường dài. Con đường này sẽ gập ghềnh, khúc khủy. Nhưng nếu bạn vượt qua được nó, thì sẽ có rất nhiều cơ hội đến với bạn.

Và đương nhiên rồi, IZONE vẫn sẽ luôn sát cánh, hỗ trợ các bạn thông qua những bài giảng, bài chia sẻ tâm huyết trên chuyên mục Luyện thi IELTS.

Giữ tâm lý ổn định để đảm bảo đúng thời gian làm bài thi IELTS

Không chỉ riêng bài thi IELTS, mà với bất kỳ bài thi nào khác thì việc giữ tâm lý ổn định trong phòng thi là một điều hết sức quan trọng.

Có thể bạn đã nghe điều này rất nhiều lần, nhưng có lẽ cũng chính vì vậy mà chúng ta thường chủ quan “Ui, tưởng gì, cái này ai chẳng biết!”. Cũng bởi vì tâm lý này mà rất nhiều bạn đi thi không đạt được kết quả như mong muốn.

Trên thực tế, nhiều bạn có thực lực tiếng Anh tốt, thậm chí là rất tốt, nhưng khi đi thi thì kết quả lại không được như mong muốn. Hỏi ra mới biết, hôm đi thi các bạn bị cuống và làm bài không được như ý.

Một trong những lỗi mà các bạn dễ mắc phải có thể kể đến lỗi vương vấn trong kỹ năng Nghe. Đây là lỗi mà khi bạn không nghe được đáp án của một câu, bạn sẽ có xu hướng không nghe audio nữa, mà tập trung nghĩ xem đáp án của câu mà bạn chưa nghe được là gì.

Tâm lý này hoàn toàn có thể hiểu được, bởi vì bạn muốn mình có thể nghe và trả lời được hết tất cả câu hỏi. Tuy nhiên, cũng chính vì tâm lý này, mà rất có thể bạn sẽ phải “trả giá” đắt.

Trong khi bạn đang cố nhớ lại xem người trong audio vừa nói điều gì, và đọc lại câu hỏi trước đó, thì lúc này, băng audio đã chạy được một đoạn khác. Và rất có thể, trong đoạn băng mà bạn bỏ qua có chứa đáp án của 2-3 câu tiếp sau. Và điều mà bạn vừa làm đó là “đánh đổi 1 câu cho 2-3 câu”, mà chưa chắc câu mà bạn đánh đổi đã chính xác.

Thời gian làm bài thi IELTS

Chính vì vậy, việc giữ được tâm lý ổn định, trong phòng thi là cực kỳ quan trọng. Dưới đây IZONE sẽ gợi ý cho bạn cách để bạn có thể giữ mình ở trạng thái ổn định trong phòng thi.

Khi luyện tập làm các bài thi thử, các bạn hãy cố gắng tạo cho mình một không gian yên tĩnh và bạn hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố khác như: Tin nhắn điện thoại, thông báo facebook…

Hãy để cho bản thân của bạn ở trong trạng thái “exam mode”. Đây là trạng thái mà bạn hãy cố gắng mô phỏng đúng nhất về tình trạng của bạn trong phòng thi. Bạn trở nên tập trung. Bạn có thể cảm thấy lồng ngực hơi thắt lại. Nhịp tim có thể tăng cao hơn do đây là một bài thi quan trọng với bạn, và bạn cảm thấy bồn chồn, lo lắng…

Việc luyện tập trong trạng thái này sẽ giúp bạn làm quen và có thể dần điều chỉnh trạng thái khi làm bài. Giống như một người tập gym, ban đầu bạn có thể không nâng được mức tạ 10kg, nhưng dần dần khi cơ thể bạn đã quen hơn, thì việc nâng mức tạ này không còn là khó khăn đối với bạn.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của IZONE về thời gian làm bài thi IELTS, cũng như một số lưu ý giúp bạn có thể kiểm soát thời gian làm bài thi tốt hơn. Chúc các bạn học tốt.

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/thoi-gian-thi-reading-ielts-a65567.html