Xương gãy là một chấn thương phổ biến, đặc biệt ở trẻ nhỏ, nhưng điều thú vị là xương của các em lại hồi phục nhanh chóng hơn so với người lớn. Vậy, vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn? Đằng sau hiện tượng này là những yếu tố sinh học độc đáo, từ tốc độ phát triển của cơ thể cho đến khả năng tái tạo mô. Cùng khám phá lời giải chi tiết có trong bài viết dưới đây nhé!
Xương của trẻ nhỏ đang trong giai đoạn phát triển nên thường mềm, dễ bị uốn cong, nhiều lỗ xốp và có thể chịu được sự biến dạng cũng như nén ép. Đồng thời, tự bản thân xương của trẻ nhỏ có thể hồi phục thẳng được nhưng không phải là tất cả các loại xương trong cơ thể. Vậy vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn xương người lớn?
Theo các chuyên gia, khi trẻ nhỏ bị gãy xương, tỉ lệ tổn thương ở phần sụn tiếp hợp chỉ chiếm từ 10-15%, và rất hiếm khi xảy ra gãy vụn xương. Điều đặc biệt là ổ gãy xương ở trẻ có khả năng tự kích thích sự phát triển nhờ vào việc tăng cường lưu thông máu đến lớp sụn tiếp hợp. Vậy, vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy lại mau liền hơn so với người lớn?
Xương của trẻ có cốt mạc liên tục và được cung cấp lượng máu dồi dào, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi. Càng nhỏ tuổi, tốc độ liền xương càng nhanh. Đối với trẻ sơ sinh, thời gian hồi phục chỉ khoảng 2 - 3 tuần; trẻ từ 7 - 10 tuổi mất khoảng 6 tuần; và trẻ trên 10 tuổi khoảng 8 - 10 tuần. Nhờ những đặc điểm này, trẻ nhỏ có khả năng hồi phục rất nhanh sau chấn thương xương.
Tình trạng gãy xương không liền xương ở trẻ nhỏ là rất hiếm gặp, thậm chí là không xảy ra (trừ một số trường hợp bị chấn thương rất nghiêm trọng như gãy xương hở, xương bệnh lý hoặc viêm xương). Vậy có những kiểu gãy xương nào ở trẻ em?
Đến đây chắc hẳn bạn đọc đã biết được câu trả lời cho thắc mắc “vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn so với xương người lớn?”. Trong phần này, Nhà Thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về những kiểu gãy xương thường gặp ở trẻ em.
Theo đó, có nhiều cách gãy xương khác nhau. Hầu hết các trường hợp bị gãy xương bắt nguồn từ các chấn thương từ mức độ nhẹ đến trung bình, có thể là ngã hoặc chịu một cú đánh trực tiếp với một lực mạnh khi trẻ đang chơi đùa hay tham gia vào một môn thể nào đó. Nếu lực tác động vào xương lớn hơn mức độ mà xương có thể hấp thụ được thì xương sẽ bị cong vênh hoặc gãy. Kiểu gãy xương sẽ phụ thuộc vào số lượng cũng như loại lực tác động vào nó. Dưới đây là các kiểu gãy xương thường gặp ở trẻ nhỏ, cụ thể là:
Trẻ em có thể bị gãy xương không di lệch và xương bị gãy thường nằm ở những vị trí có thể chữa lành được. Đối với trường hợp gãy xương không di lệch thường được điều trị bằng phương pháp nẹp hoặc bó bột nhằm cố định phần xương bị tổn thương, thúc đầy quá trình tự chữa lành của xương cũng như giảm tình trạng sưng đau.
Các loại gãy xương có thể được điều trị bằng cách nẹp hoặc bó bột như:
Khi xương bị gãy kèm theo tình trạng di lệch thì các đầu xương cũng bị lệch ra ngoài. Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ nắn xương bị lệch lại cho thẳng hàng. Sau đó, phần xương bị tổn thương sẽ được cố định lại bằng nẹp hoặc bó bột để xương lành lại. Nếu phương pháp này không thành công thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị thêm bằng phương pháp khác.
Các loại gãy xương di lệch có thể kể đến như:
Gãy mảng xương tăng trưởng thường xảy ra do chịu một lực lớn trong quá trình chơi thể thao hoặc tai nạn trong sân chơi. Tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng xương bị gãy mà phương pháp điều trị được áp dụng trong trường hợp này có thể là nẹp, đi ủng hoặc bó bột. Trong một số trường hợp gãy mảng xương tăng trưởng nghiêm trọng cần phải tiến hành phẫu thuật.
Ở một vài trường hợp hiếm hoi, tình trạng gãy mảng xương tăng trưởng có thể làm chậm lại quá trình phát triển của cánh tay hoặc chân có liên quan. Ảnh hưởng của mảng tăng trưởng bị gãy có thể khiến chi tổn thương phát triển sai góc. Do đó, trong quá trình phẫu thuật các chi bị gãy ở trẻ nhỏ, bác sĩ cần phải bảo vệ mảng xương tăng trưởng càng nhiều càng tốt.
Gãy xương được phân chia thành 2 loại là:
Thực tế, gãy xương hở rất hiếm gặp. Trường hợp gãy xương hở có thể dẫn đến nhiễm trùng nếu không được điều trị đúng cách và cần được tiến hành phẫu thuật ngay lập tức.
Một số trường hợp xương bị gãy cần phải giảm bớt tình trạng hoặc tiến hành phẫu thuật để xương có thể lành lại. Có thể kể đến như:
Nếu bị gãy xương, trẻ cần hạn chế cử động tại vị trí xương chấn thương để có thời gian lành lại. Điều này gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khoẻ, tinh thần cũng như các hoạt động vui chơi của trẻ.
Một số trường hợp gãy xương, trẻ có thể phải được nẹp xương hoặc bó bột để cố định phần xương bị gãy, cho phép khu vực này được nghỉ ngơi, giảm đau và lành lại. Thời gian bó bột phần xương bị tổn thương có thể kéo dài từ 3 tuần đến 3 tháng, tuỳ thuộc vào vị trí cũng như loại hình chấn thương. Điều này có thể khiến trẻ tự ti hay xấu hổ khi bị các bạn trêu đùa.
Nếu gãy xương có di lệch ra khỏi vị trí ban đầu, bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cho người bệnh để di chuyển xương bị gãy trở lại vị trí giải phẫu ban đầu. Cuộc phẫu thuật này được tiến hành tại khoa cấp cứu hoặc phòng phẫu thuật và người bệnh cần được an thần hoặc gây mê toàn thân, sau đó có thể bó bột toàn bộ nhằm hỗ trợ quá trình lành vết thương.
Tuy nhiên, trong quá trình phẫu thuật có thể không tránh khỏi một số tai biến như gãy hở, sock, chèn ép khung hoặc tím tái do bó bột quá chặt. Những biến chứng này có thể gây ra tình trạng rối loạn dinh dưỡng hoặc hội chứng Volkman và biến chứng muộn có thể gặp như vẹo trục xương, can lệch xương, liệt thần kinh, viêm xương, khớp giả, đầu sụn hoặc tiêu chỏm,…
Tóm lại, việc tìm hiểu vì sao xương trẻ nhỏ khi gãy thì mau liền hơn không chỉ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về cơ chế phát triển của cơ thể trẻ mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng ngừa chấn thương. Sự khác biệt trong cấu trúc xương, khả năng cung cấp máu và sự kích thích từ cốt mạc chính là những yếu tố then chốt giúp xương trẻ hồi phục nhanh chóng. Điều này không chỉ mang lại niềm vui cho cha mẹ mà còn khẳng định sức mạnh tự phục hồi của cơ thể trẻ nhỏ.
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/xuong-tre-nho-khi-gay-thi-mau-lien-hon-vi-a67902.html