Phong trào cải cách tôn giáo

Mục 2

2. Phong trào cải cách tôn giáo

* Nguyên nhân:

- Thời kỳ trung đại, giai cấp phong kiến Tây Âu sử dụng Kinh Thánh của Thiên Chúa giám làm cơ sở tư tưởng chính thống. Tư tưởng này chi phối toàn bộ đời sống xã hội Tây Âu.

- Đến cuối thời trung đại, Giáo hội Thiên Chúa giáo ngày càng có xu hướng cản trở, chống lại sự phát triển tiến bộ của văn hóa, khoa học.

- Sự tồn tại của Giáo hội cản trở sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản.

=> Giai cấp tư sản đang lên đòi thay đổi và "cải cách" tổ chức, giáo lý của Giáo hội Thiên Chúa giáo.

Phong trào cải cách tôn giáo</>

* Nội dung:

- Ngày 31-10-1517, Mác-tin Lu-thơ đã dán Luận văn 95 điều do ông viết lên cổng Trường Đại học Vít-ten-bớt (Đức), đây được coi là sự kiện khởi đầu phong trào Cải cách tôn giáo.

- Phong trào cải cách tôn giáo khởi đầu ở Đức và lan sang các nước Tây Âu. Tiêu biểu là Cải cách tôn giáo của Mác-tin Lu-thơ (Đức) và của Giăng Can-vanh (Thụy Sĩ).

- Mác-tin Lu-thơ phê phán chính sách áp bức, bóc lọt người dân Đức của Tòa thánh Rô-ma, đề xướng cải cách tôn giáo chống lại cách Giáo hội tùy tiện giải thích Kinh thánh. Đồng thời cho rằng con người được Chúa cứu vớt là do lòng chân thành của đức tin.

- Giăng Can-vanh lên tiếng bác bỏ thẩm quyền của Giáo hoàng, ông đã thực hiện nhiều buổi thuyết giảng trên thời gian tại Giơ-ne-va.

- Trên cơ sở tư tưởng của Mác-tin Lu-thơ và Giăng Can-vanh , đạo Tin lành ra đời.

- Các nhà cải cách không có ý định thủ tiêu tôn giáo mà chỉ dùng biện pháp ôn hòa để tiến hành cải cách, đòi bãi bỏ những hủ tục, lễ nghi phiền toái.

* Kết quả, ý nghĩa:

- Thiên Chúa giáo bị phân thành hai giáo phái: Cựu giáo (Thiên Chúa giáo cũ) và Tân giáo (tôn giáo cải cách), mâu thuẫn và xung đột với nhau.

- Làm bùng lên cuộc chiến tranh nông dân Đức, cuộc chiieens tranh vũ trang đầu tiên của nông dân dưới ngọn cờ tư bản chống chế độ phong kiến.

Link nội dung: https://appstore.edu.vn/ton-giao-moi-nao-duoc-ra-doi-trong-phong-trao-cai-cach-ton-giao-a68375.html