Bản vẽ chi tiết là gì? Thành phần và nội dung có trong bản vẽ chi tiết
Ngày đăng: 08/11/2024
Bản vẽ chi tiết là một phần không thể thiếu trong các ngành kỹ thuật và xây dựng, đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và độ chính xác của sản phẩm. Trong bài viết này, Vạn An Group sẽ cùng tìm hiểu về bản vẽ chi tiết là gì? Các thành phần và nội dung có trong bản vẽ chi tiết!
Bản vẽ chi tiết là gì?
Bản vẽ chi tiết là một loại bản vẽ kỹ thuật chứa các thông tin chi tiết về kích thước, tỷ lệ, hình dáng yêu cầu kỹ thuật quan trọng khác của các bộ phận, thành phần cụ thể nào đó của một công trình, thiết bị hay sản phẩm. Bản vẽ chi tiết cung cấp các hướng dẫn cụ thể cho việc lắp ráp, sản xuất hay xây dựng nhằm đảm bảo rằng sự chính xác đến từng chi tiết nhỏ nhất theo thiết kế.
Trong xây dựng và cơ khí hay các lĩnh vực khác, bản vẽ chi tiết có thể được tạo ra bằng cách vẽ trên giấy hoặc sử dụng phần mềm CAD như SolidWorks hoặc AutoCAD…Nhờ đó mà các kỹ sư, thợ thi công có thể hiểu rõ từng phần của sản phẩm hoặc công trình để làm việc chính xác và hiệu quả hơn.
Thông thường, bản vẽ chi tiết sẽ gồm có các yếu tố như:
Hình biểu diễn.
Khung hình vẽ.
Khung tên.
Kích thước.
Yêu cầu kỹ thuật.
Xem thêm: Những phần mềm xây dựng tốt nhất hiện nay
Các thành phần trong bản vẽ chi tiết
Bản vẽ chi tiết bao gồm các thành phần cụ thể sau:
Tiêu đề: Đây là nơi chứa các thông tin cơ bản về bộ phận như tên, vật liệu, yêu cầu kỹ thuật, tỷ lệ bản vẽ, dung sai. Việc cung cấp thông tin cho biết chức năng của sản phẩm, tiêu chuẩn bản vẽ ISO/DIN.
Vật liệu và ký hiệu: Ghi rõ vật liệu được sử dụng (thép, gỗ, nhựa…)và các ký hiệu tiêu chuẩn thể hiện loại vật liệu, phương pháp gia công.
Các hình chiếu: Bao gồm hình chiếu chính, phụ và hình cắt để thể hiện toàn diện các thành phần phức tạp một cách chi tiết.
Đường nét và ký hiệu đặc biệt: Thể hiện rõ ràng và chính xác đường bao, đường tâm, và các ký hiệu về liên kết và kích thước.
Dung sai và bảng chú giải: Dung sai là độ sai lệch cho phép về kích thước so với bản vẽ thiết kế. Một số ký hiệu đặc biệt được giải thích ở bảng chú giải để người đọc dễ hiểu hơn.
Khung tên và thông tin quản lý: Thể hiện thông tin về tên chi tiết, mã dự án, người vẽ, và ngày vẽ.
Nội dung và chú thích bản vẽ chi tiết
Nội dung và chú thích bản vẽ chi tiết có gồm những mục sau đây:
Các hình biểu diễn
Hình chiếu theo các phương là hình chiếu bằng, hình chiếu chính và hình chiếu cạnh. Trong một số trường hợp có thể kèm theo cả hình chiếu thiết kế 2D, 3D vào để giúp người đọc dễ dàng chi tiết hóa các hình khối. Ngoài ra còn thể hiện được những hình cắt, mặt cắt.
Khung tên bản vẽ
Khung này sẽ cho biết những thông tin cơ bản như tên gọi tiêu chuẩn của chi tiết, vật liệu gia công, dung sai hình học, số lượng cần chế tạo, tỉ lệ bản vẽ so với vật thật, tên cơ sở thiết kế và tên nhà thiết kế… Khung tên sẽ nằm dọc theo cạnh của khung ở góc phía dưới bên phải của bản vẽ.
Kích thước
Thể hiện chính xác, đầy đủ, phù hợp với độ lớn của từng bộ phận chi tiết máy cần thiết cho quy trình chế tạo sản phẩm và kiểm tra sản phẩm. Kích thước bao gồm kích thước chung và kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp ghép giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết.
Các yêu cầu kỹ thuật
Phần này bao gồm những ký hiệu về giá trị độ nhẵn bề mặt, dung sai kích thước cho phép, dung sai hình học, các yêu cầu về nhiệt luyện hay những chỉ dẫn, ghi chú về gia công, kiểm tra, điều chỉnh… Tuy nhiên, trong phần này cũng yêu cầu người đọc nắm được những kiến thức cơ bản thì mới có thể hiểu hết ý nghĩa của từng kí hiệu.
Trình tự đọc bản vẽ chi tiết
Đọc bản vẽ chi tiết cần yêu cầu người đọc hiểu rõ tên gọi, công dụng các bộ phận, chất liệu, tính chất vật liệu, số lượng và khối lượng chi tiết. Hình dung được hình dạng và bộ phận chi tiết từ hình biểu diễn. Hiểu rõ các số đo, kích thước đo và nội dung các ký hiệu.
Trình tự đọc bản vẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1 : Đọc nội dung ghi trong khung tên (tên sản phẩm, chi tiết máy, vật liệu, tỷ lệ, ký hiệu bản vẽ, vật liệu…).
Bước 2 : Đọc hình biểu diễn (phân tích hình chiếu, hình cắt).
Bước 3 : Đọc phân tích kích thước (kích thước chung, kích thước các phần của chi tiết, kích thước lắp giữa các chi tiết, kích thước xác định khoảng cách giữa các chi tiết).
Bước 4 : Đọc yêu cầu kỹ thuật (chỉ dẫn về gia công và xử lý bề mặt).
Bước 5 : Tổng hợp (mô tả hình dáng, cấu tạo của chi tiết và công dụng của chi tiết đó).
Cách tạo lập bản vẽ chi tiết
Để thực hiện tạo lập được một bản vẽ chi tiết hoàn chỉnh, bạn có thể thực hiện như sau:
Bước 1: Sử dụng các đường trục và đường bao để bố trí các hình biểu diễn và khung tên
Bước 2: Xác định hình dạng bên trong và bên ngoài của các bộ phận, vẽ hình cắt, mặt cắt,.. bằng nét vẽ mờ.
Bước 3: Kiểm tra, sửa chữa các sai sót và lỗi, đảm bảo đúng thông số và hoàn thiện, sau đó tiến hành tô đậm
Bước 4: Ghi phần chữ, bao gồm kích thước, yêu cầu kỹ thuật, nội dung khung tên,…
Ví dụ về bản vẽ ống lót:
Tên gọi chi tiết: ống lót.
Vật liệu: thép
Tỉ lệ: 1:1
Tên gọi hình chiếu: hình chiếu cạnh
Vị trí hình cắt: cắt ở vị trí hình chiếu đứng.
Kích thước chung của chi tiết: 28mm,30mm.
Kích thước các phần của chi tiết: Đường kính ngoài 18mm, đường kính lỗ 16mm, chiều dài 30mm.
Gia công: làm tù cạnh
Xử lý bề mặt: mạ kẽm.
Mô tả hình dạng và cấu tạo của chi tiết: ống hình trụ tròn.
Nhược điểm của bản vẽ chi tiết
Dưới đây là một số nhược điểm của bản vẽ chi tiết:
Tốn thời gian: Thiết kế bản vẽ chi tiết cần phải bỏ ra thời gian và công sức để bản vẽ được chi tiết và đầy đủ thông tin chính xác.
Phức tạp cho người mới: Các bản vẽ chi tiết có thể gây nhầm lẫn cho người mới khi chưa quen các ký hiệu và tiêu chuẩn kỹ thuật.
Khó điều chỉnh: Nếu cần thay đổi, phải chỉnh sửa lại từng chi tiết, dễ phát sinh lỗi và tốn thời gian.
Bản vẽ chi tiết rất hữu ích trong các lĩnh vực như xây dựng hay cơ khí, nhưng người thiết kế hay người đọc cũng cần thời gian và kỹ năng cao để thực hiện và sử dụng hiệu quả.
Sự khác nhau giữa bản vẽ chi tiết với bản vẽ lắp
Tiêu chỉBản vẽ chi tiếtBản vẽ lắpMục đích Thể hiện chi tiết từng bộ phận với kích thước và vật liệu Thể hiện cách lắp ráp và vị trí tương quan các bộ phận Nội dung chính Kích thước, hình dạng, vật liệu và các yêu cầu kỹ thuật quan trọng Thể hiện cách sắp xếp, thứ tự và sự liên kết giữa các bộ phận Đối tượng sử dụng Kỹ sư chế tạo, thợ gia công Kỹ sư lắp ráp, đội ngũ thi công Thành phần chính Hình chiếu, kích thước, dung sai, và ký hiệu vật liệu Hình chiếu lắp ráp, danh sách bộ phận, ký hiệu mối lắp Độ chi tiết Chi tiết đến từng phần nhỏ Tập trung vào tổng thể và mối liên kết giữa các phần Thông tin về vật liệu Ghi rõ vật liệu cho từng chi tiết cụ thể Không ghi chi tiết vật liệu (vì đã có trong bản vẽ chi tiết) Ứng dụng Sử dụng trong gia công, sản xuất từng chi tiết Sử dụng trong lắp ráp và kiểm tra sự ăn khớp của sản phẩm
Việc hiểu rõ và sử dụng thành thạo bản vẽ chi tiết không chỉ giúp tiết kiệm chi phí và thời gian mà còn nâng cao chất lượng của sản phẩm hay công trình cuối cùng. Nếu bạn đọc có nhu cầu tìm kiếm đơn vị thiết kế thi công khách sạn chuyên nghiệp, hãy liên hệ với Vạn An Group qua hotline 0985 385 102 hoặc qua email: vngroupcenter@gmail.com.