Soạn bài Thương vợ (ngắn nhất)
Soạn bài Thương vợ ngắn gọn:
Phần đọc - hiểu văn bản
Câu 1 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Hai câu đề giới thiệu cho ta thấy gánh nặng gia đình mà bà Tú phải gánh vác:
- Công việc của bà thật vất vả, quanh năm tảo tần buôn bán, chẳng lúc nòa được nghỉ ngơi. Có như vậy bà mới đủ nuôi cơm ăn áo mặc cho “năm con” với “một chồng”. Đặc biệt nuôi ông Tú đủ các nhu cầu, ăn no, mặc đẹp, trà rượu tiếp đãi bạn bè, … bà Tú thật đảm đang.
- Chú ý khai thác cách dùng từ và sắp xếp trật tự từ trong câu thơ “Nuôi đủ năm con với một chồng”. Nuôi năm con, số lượng khá nhiều nhưng đó là trách nhiệm, thành ra bình thương. Nhưng nghịch lí là ở chỗ vợ phải nuôi chồng số lượng ít nhưng cảm thấy nặng (về tâm lí). Đó là tự ông Tú cảm nhận được. Ông thấy mình ăn theo lũ con, làm cho gánh nặng trên vai vợ nặng hơn. Ông day dứt, tri ân vợ. Đó cũng là thương vợ.
Hai câu thực khắc họa thành công hình ảnh vất vả đảm đang của bà Tú:
- Đồng nhất trực tiếp thân còn vào thân phận người vợ. Không chỉ gợi sự luên tưởng mà Tú Xương đã thể hiện ở đó sự cảm thương sâu sắc đối với bà Tú.
- Các từ láy “lặn lội”, “eo sèo” được đảo lên trước có tác dụng làm nổi bật lên hình ảnh nhân vật trong công việc buôn bán hàng ngày. “Lặn lội” gợi sự vất vả, lam lũ, cần mẫn. “Eo sèo” là quang cảnh chợ đồng, tiếng người mua kẻ bán chèo kéo ồn ào, phức tạp. Bà không chỉ đảm đang mà hết lòng hi sinh vì chồng con. Ông Tú vừa cảm phục vừa xót xa cho bà Tú.
Câu 2 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
“Nuôi đủ năm con với một chồng”
Và hai câu luận:
“Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa, dám quản công”
Cho thấy đức hi sinh thầm lặng của bà Tú vì chồng con. Đó cũng là cái đức tính truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.
Câu 3 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Ông Tú đã hóa thân vào nỗi lòng bà Tú mà chửi thay cho bà. Ông chửi cái “thói đời ăn ở bạc”, có chồng cũng như không, chồng chẳng giúp đỡ được gì, thậm chí còn phải nuôi chồng. Cái thói đời ấy là người phụ nữ xưa phải lo cho chồng ăn học. Ông chồng mang danh kẻ sĩ thì không thể xắn quần xắn áo mà gồng gánh, buôn bán cùng vợ được. Ông tú cũng không vượt qua được cái thói đời ấy. Thương vợ nhưng đành nhìn vợ “năm nắng mười mưa” gánh vác gia đình. Tú Xương đã chửi bản thân mình cũng là cách chuộc lỗi với vợ.
Câu 4 (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Nỗi lòng thương vợ của Tú Xương được biểu hiện một cách chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc, hóm hỉnh.
Qua bài thơ ta thấy Tú Xương là người rất hiểu và thương yêu bà Tú. Ông thấy mình vô tích sự, ăn theo con cái, làm khổ bà Tú. Những lời than, tiếng chửi dùm cho bà Tú trong bài thơ chứng tỏ ông là người có nhân cách, không vô tình, hờ hững với vợ con.
Phần luyện tập
Câu hỏi (trang 30 sgk Ngữ văn lớp 11 Tập 1):
Sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, trong bài thơ:
- Hình ảnh thân cò trong dân gian đi vào thơ Tú Xưng có sự sáng tạo. Ông đã đồng nhất thân cò với thân phận người vợ. Tú Xương không nói như ca dao “ con cò lặn lội” mà ông đã đảo “lặn lội thân cò” nhấn mạnh sự vất vả lam lũ.
- Các thành ngữ “Một duyên hai nợ”, “Năm nắng mười mưa” vào thơ Tú Xương cũng có nghĩa khác. Các số một, hai, năm, mười thành số tính (chỉ số lượng). Duyên chỉ có một mà nợ đến hai, nhiều gian khổ cũng đành chấp nhận không than thở.
Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 ngắn gọn, hay khác:
Soạn bài Khóc Dương Khuê
Soạn bài Vịnh khoa thi hương
Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân (tiếp theo)
Soạn bài Bài ca ngất ngưởng
Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/soan-van-11-thuong-vo-sieu-ngan-a69029.html