(2 tiết)
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội, nêu được ví dụ minh hoạ.
Nêu được một số nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.
Nêu được một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực riêng:
Hiểu biết cơ bản về pháp luật, đạo đức và văn hoá liên quan đến sử dụng tài nguyên thông tin và giao tiếp trên mạng.
Nêu được ví dụ minh hoạ về tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đối với đời sống con người và xã hội.
Nêu được nội dung liên quan đến luật Công nghệ thông tin, nghị định về sử dụng dịch vụ Internet, các khía cạnh pháp lí của việc sở hữu, sử dụng và trao đổi thông tin.
Nhận biết một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá khi hoạt động trong môi trường số thông qua một vài ví dụ.
3. Phẩm chất
Rèn luyện ý thức tôn trọng pháp luật và tinh thần trách nhiệm trong việc trao đổi thông tin trên môi trường số.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SBT, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu.
Tài liệu liên quan đến tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số: https://thanhnien.vn/nguy-co-lao-dong-viet-nam-that-nghiep-cao-truoc-lan-song-cong-nghe-so-1851030430.htm
Tài liệu, hình ảnh, video,... liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa khi hoạt động trong môi trường số.
2. Đối với học sinh
SGK, SBT, vở ghi,…
Nghiên cứu, sưu tầm tài liệu, video, hình ảnh,... liên quan đến tác động của công nghệ kĩ thuật số, một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa khi hoạt động trong môi trường số.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS được định hướng đến nội dung và mục tiêu của bài học.
b) Nội dung: Đoạn văn bản đặt vấn đề về tính tiêu cực bên cạnh những yếu tố tích cực của công nghệ số trong đời sống.
c) Sản phẩm: Nhận định chung về khía cạnh tiêu cực của công nghệ số có thể nảy sinh trong quá trình sử dụng.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV chia lớp thành các nhóm 3 - 4 HS, cho HS xem video về dây chuyền lắp ráp tự động https://www.youtube.com/watch?v=dlemstaO9dk, sau đó nêu câu hỏi Khởi động SGK trang 15 cho các nhóm thảo luận:
Trong thời đại kĩ thuật số phát triển, hầu hết thông tin đều ở dạng số. Điều này khiến cho đời sống xã hội thay đổi toàn diện. Công nghệ kĩ thuật số giúp cho mọi việc của con người trong lao động, sản xuất, học tập hay giải trí,… thuận tiện, dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh những tác động tích cực đó, công nghệ kĩ thuật số cũng có những tác động tiêu cực đến con người. Em hãy thảo luận với bạn và kể ra một vài tác động tiêu cực đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- Các nhóm HS thảo luận về các đoạn video mà GV cho xem.
- GV quan sát quá trình các nhóm thảo luận, giải đáp thắc mắc nếu HS chưa rõ.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
Gợi ý trả lời:
Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số đến con người:
+ Gây tổn hại thị lực.
+ Khiến con người trở nên thụ động, lười vận động.
+ Làm tăng nguy cơ thất nghiệp.
+ Tạo ra thông tin sai lệch và tin tức giả mạo.
+ Người già, người khuyết tật hoặc dân tộc thiểu số và cư dân ở các vùng nghèo vùng sâu xa sẽ bị tụt hậu xa hơn và tạo ra khoảng cách lớn trong xã hội.
…
- Các nhóm khác lắng nghe và góp ý.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV dẫn dắt HS vào bài học mới: Công nghệ phát triển không ngừng và len lỏi vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, buộc chúng ta phải làm quen với nó. Một khi hiểu rõ cách khai thác, các em có thể biến nó thành công cụ cải thiện chất lượng cuộc sống. Song, công nghệ cũng có những mặt trái tác động tiêu cực, khiến cuộc sống trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Để giúp các em hiểu được một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số và biết cách sử dụng dịch vụ Internet đúng luật, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 4: Một số vấn đề pháp lí về sử dụng dịch vụ Internet.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số
a. Mục tiêu: HS nhận ra được những tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số như: nghiện Internet, nghiện trò chơi điện tử, bị đánh cắp thông tin,...
b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc nội dung mục 1, quan sát Hình 4.1, SGK tr.15 - 16 và tìm hiểu về tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số.
c. Sản phẩm học tập: Một số tác động tiêu cực của công nghệ kĩ thuật số.
d. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động 2: Sử dụng dịch vụ Internet đúng luật
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hình dung ra việc sử dụng Internet đúng luật.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc nội dung mục 2, quan sát Hình 4.2 SGK tr.17 - 19 và tìm hiểu về:
- Những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa khi hoạt động trong môi trường số.
- Sử dụng dịch vụ Internet đúng luật.
c. Sản phẩm học tập: Sử dụng dịch vụ Internet đúng luật.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho các nhóm tiếp tục hoạt động.
- GV yêu cầu các nhóm HS vận dụng kiến thức, kĩ năng, thảo luận hoàn thành Phiếu học tập số 2:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
Hoạt động 2. Sử dụng dịch vụ Internet đúng luật
1. Những hành động nào sau đây vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá?
A. Tải về một hình ảnh trên Internet khi chưa có sự cho phép của chủ sở hữu và sử dụng như là của mình.
B. Sử dụng ngôn ngữ phản cảm khi giao tiếp trên mạng xã hội.
C. Chúc mừng sinh nhật bạn trên mạng xã hội.
D. Đăng hình ảnh, video bôi nhọ, xúc phạm tập thể hoặc cá nhân lên mạng.
2. Em hãy kể thêm một số hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá của người sử dụng dịch vụ Internet.
- Dựa trên câu trả lời của HS, GV giới thiệu HS một số văn bản pháp luật liên quan đến sử dụng dịch vụ Internet.
- Dựa trên kiến thức vừa tìm hiểu, GV yêu cầu HS rút ra kết luận về Sử dụng dịch vụ internet đúng luật.
- Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi trả lời Câu hỏi SGK tr.19:
1. Hành vi nào sau đây khi hoạt động trong môi trường số không vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hoá?
A. Đăng bài hoặc bình luận gây mâu thuẫn vùng miền.
B. Quảng cáo bán hàng hoá, dịch vụ bị cấm.
C. Sử dụng trái phép tài khoản mạng của tổ chức, cá nhân khác.
D. Chia sẻ thông tin về lớp học ngôn ngữ lập trình trực tuyến.
2. Minh nhận được một liên kết lạ từ một bạn mới quen trên mạng yêu cầu chia sẻ liên kết này cho 5 bạn và truy cập liên kết để nhận được một phần quà là chiếc ba lô rất đẹp. Theo em, Mình có nên làm theo yêu cầu đó không? Tại sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS đọc mục 2 SGK tr.17 - 19, vận dụng kiến thức, kĩ năng để thảo luận và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.
- GV quan sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm; hướng dẫn, định hướng (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện nhóm trình bày Phiếu học tập số 2: 1. Phương án A là các hành vi vi phạm pháp luật; phương án B, D là trái đạo đức, thiếu văn hóa.
- HS xung phong trả lời câu hỏi củng cố:
1. D.
2. Minh không nên thực hiện theo yêu cầu đó vì:
+ Liên kết có thể là một mối đe dọa hoặc một hình thức lừa đảo hoặc lấy thông tin cá nhân của Minh;
+ Chia sẻ liên kết lạ cho nhiều người khác có thể lây lan mối đe dọa hoặc lừa đảo đến những người khác;
+ Việc chia sẻ liên kết mà bạn không hiểu rõ có thể đưa đến rủi ro về an ninh mạng hoặc vi phạm các quy định pháp luật.
- HS nhóm khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm của các nhóm, thái độ làm việc của HS trong nhóm.
- GV kết luận chuẩn hóa kiến thức theo hộp kiến thức tr.19, yêu cầu HS ghi chép vào vở.
- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.
2. SỬ DỤNG DỊCH VỤ INTERNET ĐÚNG LUẬT
a) Những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức, thiếu văn hóa khi hoạt động trong môi trường số
Ví dụ:
+ Viết bài, đăng tin tức hoặc chia sẻ bài đăng sai sự thật:
+ Làm lộ thông tin của cá nhân hay tổ chức mà không được phép:
https://youtu.be/FAnGT8jToFI?si=wjY3LRu4GUHjql3D
+ Sử dụng dữ liệu của người khác không xin phép:
+ Giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo: https://youtu.be/S4E-6XT31JA?si=9s32w6D5n62jxhCI
+ Sử dụng ngôn từ đả kích, hạ nhục người khác trên MXH:
b) Sử dụng dịch vụ Internet đúng luật
- Khi hoạt động trong môi trường số, sử dụng các dịch vụ các dịch vụ Internet, người sử dụng cần có trách nhiệm, ứng xử lành mạnh, có văn hóa và không vi phạm pháp luật.
- Cần cẩn trọng, tránh vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu, phần mềm và cảnh giác với các giao tiếp trên mạng khi hoạt động trong môi trường số.
- Luôn thể hiện là người có văn hóa, tôn trọng mọi người khi giao tiếp.
-Còn tiếp -
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/tin-9-bai-4-a69197.html