Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: Xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
Nhận biết và phân tích được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của VB văn học.
Nêu được nội dung bao quát của VB; bước đầu biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
Nhận biết được vai trò của người đọc và bối cảnh tiếp nhận đối với việc đọc hiểu tác phẩm văn học.
3. Phẩm chất
Biết gìn giữ niềm tin và tình bạn trong sáng; nhận thức được hoàn cảnh sống của bản thân, gia đình, biết hành xử phù hợp.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân kể tên những tác phẩm văn học có đề tài tình yêu mà em biết.
c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Chia sẻ với các bạn những tác phẩm văn học có đề tài tình yêu mà em biết.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi mở: Tác phẩm văn học có đề tài tình yêu: tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” (Margaret Mitchell), tiểu thuyết “Kiêu hãnh và định kiến” ( Jane Austen), tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” (Colleen McCullough), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du),…
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tình yêu - chỉ hai chữ đơn giản vậy mà đã làm hao tổn bao giấy mực của những nhà văn, những thi sĩ, những triết gia... từ xưa đến nay. Nó đã trở thành đề tài muôn thuở của con người. V.Hugo đã khẳng định: “Tình yêu là bông hoa, cuộc đời là mật ngọt”. Tình yêu đi vào văn chương và trở thành một đề tài bất hủ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích Tình yêu và thù hận trích từ vở bi kịch nổi tiếng của nhà soạn kịch Uy-li-am Sếch-xpia nhé.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Trải nghiệm cùng văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
Hoạt động 2: Suy ngẫm và phản hồi
a. Mục tiêu:
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.
- Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Tình yêu và thù hận.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tình yêu và thù hận và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Nhiệm vụ 1: Xác định được nội dung chính, đề tài, xung đột kịch trong văn bản Tình yêu và thù hận
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think - Pair - Share, trả lời câu hỏi:
+ Xác định đề tài, nêu nội dung bao quát của VB.
+ Xác định xung đột, kiểu xung đột kịch và cho biết cách thể hiện xung đột kịch trong văn bản có gì đáng lưu ý.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
II. Suy ngẫm và phản hồi
1. Nội dung chính, đề tài, xung đột kịch trong văn bản Tình yêu và thù hận
a. Đề tài và nội dung bao quát
- Đề tài: tình yêu và thù hận.
- Nội dung bao quát: câu chuyện Rô-mê-ô, Giu-li-ét gặp nhau, chủ động bày tỏ tình yêu của mình, bất chấp uy quyền và sự ngăn cấm của dòng họ.
b. Xung đột kịch
- Xung đột kịch ở đây là xung đột giữa tình yêu trong sáng, hồn nhiên của đôi trẻ với lòng thù hận lâu đời giữa hai dòng họ. Tuy nhiên, VB đặc biệt tập trung vào những biểu hiện cụ thể của xung đột giữa những cảm xúc yêu thương mãnh liệt với niềm dự cảm, lo ngại tình yêu có thể bị cấm đoán, cản trở một cách ngang trái.
- Kiểu xung đột: giữa cái cao cả (tình yêu) với cái thấp kém (hận thù dòng họ).
Nhiệm vụ 2: Nhận biết và phân tích được yếu tố lời thoại của VB
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:
- GV yêu cầu HS hoàn thành những nhiệm vụ sau:
+ Hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu ví dụ về lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét và cho biết việc sử dụng các lời độc thoại có tác dụng thế nào trong việc thể hiện hành động, tâm lí của nhân vật.
+ Hoàn thành phiếu học tập số 2: Liệt kê một số lời thoại thể hiện thái độ đối với người yêu và đối với thế lực ngăn cản tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét. Từ đó nêu một số điểm tương đồng, khác biệt giữa Rô-mê-ô, Giu-li-ét trong cách thể hiện tình yêu và cách đấu tranh khẳng định tình yêu.
+ Hoàn thành Phiếu học tập số 3: Chỉ ra một số biểu hiện cho thấy sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.
+ Trong lời thoại của nhân vật, các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”, ngoài nghĩa chỉ sự vật cụ thể, còn có nghĩa nào khác hay không? Các từ ngữ đó có tác dụng gì trong việc thể hiện xung đột kịch?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời 1 - 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả.
- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
2. Lời thoại của VB
a. Lời đối thoại và lời độc thoại của nhân vật Rô-mê-ô, Giu-li-ét
- Phiếu học tập 1, 2.
b. Sự phù hợp giữa ngôn ngữ đối thoại, độc thoại của nhân vật với nội dung câu chuyện.
- Phiếu học tập 3.
c. Các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”
- Ý nghĩa ẩn dụ, biểu tượng của các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm”:
+ “Bức tường” vừa là vật thể thực vừa mang nghĩa biểu tượng về vùng cấm, đường biên ngăn cách giữa hai dòng họ và giữa đôi trẻ Rô-mê-ô, Giu-li-ét.
+ “Lưỡi kiếm” vừa là vật thể thực vừa mang nghĩa biểu trưng cho hình phạt, sự trả giá đau thương nếu vi phạm đường biên, vùng cấm, bất chấp hận thù.
- Tác dụng trong việc thể hiện xung đột kịch của các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm":
+ Các từ ngữ “bức tường”, “lưỡi kiếm" thể hiện xung đột và những lời nguyền lâu đời, bất khả giải giữa hai dòng họ. Cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đã nhận ra sự phi lí của “bức tường”, “lưỡi kiếm” giữa hai dòng họ. Giu-li-ét hồn nhiên tự vấn: “Chỉ có tên họ chàng là thù địch của em thôi. Nếu chẳng phải là người họ Môn-ta-ghiu thì chàng vẫn cứ là chàng. Môn-ta-ghiu là cái gì nhỉ? Đó đâu phải là bàn tay, hay bàn chân, hay cánh tay, hay mặt mũi, hay một bộ phận nào đấy của cơ thể con người. Chàng ơi! Hãy mang tên họ nào khác đi! Cái tên nó có nghĩa gì đâu? Bông hồng kia, giá chúng ta gọi bằng một tên khác thì hương thơm cũng vẫn ngọt ngào. Vậy nếu chàng Rô-mê-ô chẳng mang tên Rô-mê-ô nữa, thì mười phân chàng vẫn cứ vẹn mười... Rô-mê-ô chàng ơi, chàng hãy vứt bỏ tên họ của chàng đi; chàng hãy đem tên họ ấy, nó đâu phải xương thịt của chàng, đổi lấy cả em đây!”.
+ Rô-mê-ô thì dõng dạc khẳng định: “Hỡi nàng tiên kiều diễm, chẳng phải Rô-mê-ô cũng chẳng phải Môn-ta-ghiu, nếu em không ưa tên họ đó”.
+ Điều đó tất yếu làm nảy sinh, thúc đẩy xung đột bi kịch giữa tình yêu của Rô-mê-ô, Giu-li-ét với luật lệ, quy ước bất khả xâm phạm của hai dòng họ. Nó dự báo những thách thức bi kịch mà hai nhân vật phải đối mặt cũng như hứa hẹn những trắc trở, chông gai mà họ phải vượt qua.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Lời đối thoại
Lời độc thoại
Giu-li-ét
Rô-mê-ô
Tác dụng
Sự kết hợp đối thoại và độc thoại
GỢI Ý PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Lời đối thoại
Lời độc thoại
Giu-li-ét
Anh làm thế nào tới được chốn này, anh ơi, mà tới làm gì thế? Tường vườn này cao, rất khó trèo qua; và nơi tử địa, anh biết mình là ai rồi đấy, nếu anh bị họ hàng nhà em bắt gặp nơi đây.
Ôi, Rô-mê-ô, chàng Rô-mê-ô! Sao chàng lại là Rô-mê-ô nhỉ? Chàng hãy khước từ cha chàng và từ chối dòng họ của chàng đi; hoặc nếu không thì chàng hãy thề là yêu em đi, và em sẽ không còn là con cháu của nhà Ca-piu-lét nữa.
Rô-mê-ô
Tôi vượt được tường này là nhờ đôi cánh nhẹ nhàng của tình yêu; mấy bức tường đá ngăn sao được tình yêu; mà cái gì tình yêu có thể làm là tình yêu dám làm; vậy người nhà em ngăn sao nổi tôi.
Nàng lên tiếng! Hỡi nàng tiên lộng lẫy, hãy nói nữa đi! Bởi đêm nay, nàng toả ánh hào quang, trên đầu ta, như một sứ giả nhà trời có cánh, đang cưỡi những áng mây lững lờ lướt nhẹ trong không trung, khiến những kẻ trần tục phải cố ngước đôi mắt trắng dã lên mà chiêm ngưỡng.
Tác dụng
Rô-mê-ô và Giu-li-ét nói với nhau là giao tiếp, giãi bày cho đối phương biết rõ tình cảm, thái độ của mình về tình yêu, về ý chí vượt qua những thế lực cản trở tình yêu và nghịch cảnh. Dĩ nhiên trong màn kịch này cũng như trong các vở kịch nói chung, đối thoại luôn là chủ yếu, chiếm tỉ lệ cao trong tổng số các lượt thoại.
Khi Rô-mê-ô bí mật vượt tường vào vườn nhà Ca-piu-lét, ngắm nhìn Giu-li-ét xuất hiện bên khung cửa sổ, từ xa chàng “nói riêng" những cảm xúc si mê, choáng ngợp trước vẻ đẹp của Giu-li-ét; khi Giu-li-ét chưa biết sự có mặt Rô-mê-ô trong vườn nhà, nàng cũng “nói riêng” để bộc lộ những băn khoăn hồn nhiên về dòng họ của Rô-mê-ô và những tơ tưởng về chàng. Đó là những tình huống cần đến lời độc thoại, hành động “nói riêng”.
Sự kết hợp đối thoại và độc thoại
Đối thoại là lời nói hướng đến người nghe, độc thoại là lời nói với chính mình; sự kết hợp đối thoại và độc thoại vừa giúp thể hiện được cả hành động lẫn nội tâm của nhân vật, qua đó thể hiện tính cách nhân vật một cách đầy đặn, đa dạng vừa dẫn dắt xung đột kịch phát triển.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
........................
- Còn tiếp -
Link nội dung: https://appstore.edu.vn/tinh-yeu-va-thu-han-giao-an-a69342.html