Bệnh dại ở mèo luôn là vấn đề đáng ngại mà các chủ nuôi cần hết sức lưu ý. Mèo bị dại có khả năng lây nhiễm cao trong bầy đàn, hoặc lây cho loài vật khác. Nguy hiểm hơn, bệnh dại ở mèo rất dễ lây cho con người. Tỷ lệ tử vong ở cả mèo và người đều rất cao. Như vậy, làm sao nhận biết mèo có đang bị bệnh dại hay không? Làm cách nào để phòng tránh bệnh dại trên mèo?
Hãy xem qua bài viết sau để giải đáp các vấn đề này nhé.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH DẠI Ở MÈO
Virus gây bệnh dại ở mèo tác động trực tiếp đến hệ thần kinh và tủy sống của bé. Ngoài ra, loại virus này còn có khả năng gây bệnh trên hầu hết các loài động vật có vú. Tiêu biểu nhất là chó, mèo và đặc biệt là ở người.
Virus gây bệnh dại thường phát triển mạnh mẽ vào lúc nắng nóng. Vì vậy, giữa năm chính là thời điểm chó mèo dễ mắc bệnh này nhất.
Nguy hiểm hơn, virus bệnh dại lại có khả năng lây truyền rất nhanh chóng. Do bởi chúng tồn tại trong nước bọt của chó mèo mắc bệnh. Nên các vết cắn hoặc cào của chúng cũng có thể truyền virus cho con vật khác hoặc cho người.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT SỚM MÈO BỊ BỆNH DẠI
Thời gian ủ bệnh dại ở mèo thường kéo dài từ 9 ngày đến 2 tháng. Thông thường sau 15 ngày từ khi có những biểu hiện đầu tiên, mèo cưng sẽ dần phát bệnh.
Để kịp thời cách ly mèo bị bệnh, bạn hãy dựa vào những dấu hiệu nhận biết sau đây:
- Mèo có biểu hiện thu mình, trở nên lo lắng và nhút nhát
- Bé dễ bị kích động, bị mất phương hướng
- Bé dễ cáu kỉnh, hung tợn hơn, thậm chí là cắn cả chủ nuôi
- Cắn xé đồ đạc một cách điên loạn
- Có biểu hiện sợ ánh sáng, bị co giật, suy hô hấp
- Di chuyển chậm chạp, buồn rầu
Ở thời kỳ cuối của bệnh, mèo bị chảy nước bọt nhiều, khó nuốt hoặc không thể nuốt. Kèm theo đó là tình trạng khàn tiếng, không thể kêu như bình thường. Sau cùng, mèo sẽ chết do suy hô hấp, suy tim mạch.
MÈO BỊ BỆNH DẠI CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?
Virus bệnh dại tấn công vào cơ thể chủ yếu cư ngụ trong mô cơ. Sau khoảng chưa đầy 3 tháng, chúng sẽ bắt đầu “xâm chiếm” các dây thần kinh. Lúc này, vùng não và tủy sống của bé cũng bị tổn thương đáng kể.
Ở giai đoạn này, bệnh dại ở mèo bắt đầu diễn tiến một cách nhanh chóng. Các biểu hiện của bệnh cũng ngày một rõ ràng hơn. Tính từ lúc phát bệnh, mèo cưng chỉ sống được thêm khoảng 4 - 5 ngày.
Khi mèo phát bệnh, virus dại tồn tại nhiều trong nước bọt và các loại dịch tiết khác như nước mắt, nước tiểu, sữa (mèo cái), ….
BỊ MÈO CẮN HOẶC CÀO THÌ CÓ MẮC BỆNH DẠI KHÔNG? CÁCH XỬ LÝ
Bạn thường nghe về bệnh dại ở chó nhưng không biết rằng mèo cũng có nguy cơ mắc bệnh này. Vì vậy, rất nhiều bạn trẻ hỏi PETPRO rằng bị mèo cắn thì có sao không? Hoặc thậm chí, bị mèo cào thì có nguy cơ mắc bệnh dại hay không?
Bị mèo cắn hoặc cào thì có bị dại không?
Vết cắn hoặc thậm chí là vết cào của mèo cưng cũng khiến bạn mắc bệnh. Nhất là khi bạn tiếp xúc với những bé mèo hoang chưa được tiêm phòng.
Trong một số trường hợp, mèo nhà bạn nuôi nhưng bé đã bỏ đi một khoảng thời gian dài. Các bé này cũng có nguy cơ nhiễm virus bệnh dại trong hành trình “ngao du” của mình. Bởi vì trong thời gian bé “lưu lạc” bên ngoài, bé có tiếp xúc với những bé mèo hoặc chó hoang khác.
Nếu bạn bị bé cắn trong thời gian này, nguy cơ mắc bệnh dại là vô cùng cao.
Xử lý vết thương do chó mèo gây ra thế nào cho đúng cách?
Virus bệnh dại có cơ hội xâm nhập và gây bệnh là vì bạn chưa xử lý đúng cách khi chẳng may bị chó mèo cắn.
Để bảo vệ bản thân khỏi bệnh dại ở mèo, ngay khi bị thương do chó mèo, bạn cần:
- Rửa vết thương dưới vòi nước chảy trong ít nhất 10 phút, rửa bằng xà phòng.
- Không cố gắng nặn máu ra ngoài nhằm tránh để virus xâm nhập vào trong.
- Cần bịt kín vết thương bằng băng cá nhân để phòng tránh nhiễm trùng.
- Nếu mèo đã được tiêm phòng đầy đủ, bạn chỉ cần rửa và sát trùng vết thương thật cẩn thận.
Trong trường hợp chưa biết bé mèo đã được tiêm phòng dại hay chưa, ngoài việc rửa sạch vết thương và sát trùng, bạn cần phải theo dõi sức khỏe của bé. Để an toàn, bạn nên tiêm phòng vắc xin ngừa dại trong vòng 24 tiếng sau khi bị mèo cắn.
PHÒNG TRÁNH BỆNH DẠI CHO MÈO CƯNG
Cách tốt nhất để phòng bệnh dại cho mèo cưng chính là tiêm phòng vắc xin đầy đủ ngay khi bé được 2 tháng tuổi. Vắc xin sẽ tạo kháng thể chủ động tấn công lại virus xâm nhiễm từ bên ngoài. Mũi tiêm ngừa bệnh dại cần được nhắc lại định kỳ mỗi năm.
Bên cạnh đó, bạn cần giữ bé trong nhà, không được thả rông bé. Thường xuyên vệ sinh chỗ ở, nơi đi vệ sinh của bé để virus không có chỗ trú ẩn.
Trên đây là những thông tin về bệnh dại ở mèo, cùng dấu hiệu nhận biết và cách phòng tránh. Vào mùa sinh sản, bạn không nên để bé đi hoang. Nếu không có nhu cầu “dựng vợ gả chồng” cho bé, cách tốt nhất là bạn hãy cho bé triệt sản. Nếu gặp bất kỳ trở ngại nào trong quá trình chăm sóc bé, bạn đừng ngần ngại liên hệ với Bệnh Viện Thú-Y PETPRO qua HOTLINE: 1800 599 941.
Chúc bạn và mèo cưng nhiều sức khỏe!