Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
(Công thức được tính cho size bánh 4 người)Bột mì 60grBột bắp 40grSữa tươi có đường 30mlTrứng gà 4 quảChanh ½ quảDầu ăn 15mlVanila ½ muỗng cà phêĐường 70grMuối ½ muỗng cà phê
Chuẩn bị dụng cụ:
1. Nồi cơm điện
Nồi cơm điện là vật dụng nhà bếp quan trọng đối với bất kỳ gia đình nào. Vì thế, nếu không có lò nướng cũng đừng quá lo lắng, vì bạn hoàn toàn có thể làm ra thành phẩm một chiếc bánh bông lan hoàn hảo ngay tại nhà một cách dễ dàng bằng nồi cơm điện. Tuy nhiên, nếu có điều kiện và niềm đam mê với các loại bánh ngọt, bạn hãy cân nhắc và đầu tư cho mình một bộ lò nướng để sử dụng lâu dài.
2. Dụng cụ đánh trứng
Dụng cụ đánh trứng là vật dụng cần thiết khi làm bất cứ loại bánh nào. Các loại dụng cụ đánh trứng thông dụng mà bạn có thể mua ở bất cứ siêu thị, tiệm bán đồ làm bánh nào như: phới lồng cầm tay, máy đánh trứng cầm tay, máy đánh trứng để bàn hay máy xa...
3. Dụng cụ cân đong
Để đảm bảo thành phẩm bánh sau khi hoàn thiện ngon và mềm, mọi nguyên liệu trong công thức đều phải được cân đo đong đếm một cách chính xác. Dụng cụ cân đong bao gồm cân đong theo tablespoon (muỗng canh, khoảng 15 ml) hoặc teaspoon (muỗng cà phê, khoảng 5 ml), cup (cốc đong, khoảng 240 ml) và cân điện tử. Mức giá trung bình hiện nay cho các loại thìa hoặc cốc và dụng cụ điện tử này là từ 50.000 - 180.000 đồng.
4. Bát lớn hoặc âu (tô) trộn nguyên liệu
Các dạng tô trộn nguyên liệu với kích thước lớn, được làm chất liệu kim loại tuy không quá cần thiết trong quá trình làm bánh. Tuy nhiên, để phục vụ lâu dài cũng như đảm bảo vệ sinh bạn nên đầu tư một bộ dụng cụ hoàn chỉnh. Nếu không bạn hoàn toàn có thể tận dụng chén, tô lớn, thậm chí là nồi có sẵn trong bếp để tiết kiệm chi phí.
5. Dụng cụ trộn bột
Khác với phới đánh trứng dạng lồng, phới trộn bột thường có hình dạng giống chiếc xẻng, chất liệu có thể là nhựa hoặc silicon. Tác dụng của những chiếc phới như thế này không chỉ để trộn bột mà còn giúp vét thành và đáy âu sạch và gọn hơn.
Các bước chế biến bánh bông lan bằng nồi cơm điện
Cách 1
Bước 1: Đánh bông lòng trắng trứngĐầu tiên, tách riêng lòng đỏ và lòng trắng trứng gà vào 2 tô riêng biệt. Cho 1/2 muỗng cà phê muối và 4 - 5 giọt nước cốt chanh vào lòng trắng trứng và dùng phới lồng hoặc máy đánh trứng để đánh đều.Đến khi trứng nổi...
Bước 4: Nướng bánh
Bạn có thể lót giấy nến xuống đáy nồi cơm điện hoặc phết một lớp bơ mỏng (có thể thay thế bằng dầu ăn) để khi bánh chín sẽ dễ lấy ra hơn. Sau đó, đổ hỗn hợp bột bánh vào nồi cơm điện và nhấn nút nấu cơm (cook).Ngoài ra, đối với nồi cơm điện có chế độ nướng bánh thì bạn tiếp tục nhấn menu chọn chế độ nướng bánh và đợi trong khoảng 40 phút để bánh được nướng chín.Bước 5: Kiểm tra bánhHết 40 phút, mở nắp nồi cơm để kiểm tra bằng cách ấn ngón tay xuống mặt bánh. Nếu thấy mặt bánh không bị lõm xuống là bánh đã chín. Trong trường hợp mặt bánh bị lõm, bạn đóng nắp nồi, nhấn nút cook và tiếp tục chờ thêm 5-10 phút rồi kiểm tra lại một lần nữa. Sau khi bánh chín, chờ bánh nguội là đã có thể lấy ra dùng ngay.
Cách 2
Bước 1: Chuẩn bị hỗn hợp lòng đỏ trứngĐối với 4 trái trứng đã chuẩn bị trước, tách riêng lòng trắng và lòng đỏ vào 2 tô khác nhau. Dùng phới lồng hoặc máy đánh trứng để đánh phần lòng đỏ trứng tới khi bông phồng lên và chuyển qua màu vàng nhạt.Sau đó c...
Các lỗi thường gặp khi làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện
Lỗi 1: Bánh không nở hoặc nở kém
Bánh bông lan nở kém còn gọi là bánh bị chai bột. Nguyên nhân khiến bánh không nở và bông xốp là do quá trình đánh trứng và trộn bột không đạt chất lượng. Một số nguyên nhân thường khiến bánh không đạt là do: Trứng đánh bông chưa đủ độ. Thực hiện sai kỹ...
Lỗi 2: Bánh bị xẹp, lõm, thắt eo
Nguyên nhânBánh chưa chín khiến bột chưa nở hết là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này. Khi phần bột bên trong chưa chín hết sẽ khiến bánh bị thắt eo như hình đồng hồ cát, lõm mặt trên hoặc lõm đáy bánh. Lỗi này không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ c...
Lỗi 3: Bánh còn mùi tanh trứng
Có hai nguyên nhân gây nên tình trạng bánh bị tanh:Một là bánh chưa chín hẳn hoặc bạn chưa dùng đủ lượng vanilla để khử mùi tanh trứng.Hai là do quá trình đánh trứng chưa đủ độ bông hoặc do trứng không được tươi.Cách khắc phục đối với tình trạng bánh chưa chín hoặc không đủ lượng vanilla cần dùng là cân chỉnh lại thời gian nướng bánh cũng như lượng vanilla cần thiết.Đối với tình trạng trứng không được tươi hoặc đánh trứng chưa đủ độ, xem lại cách đánh trứng và kiểm tra trứng đủ độ trong phần Lỗi bánh không nở hoặc nở kém đã nhắc đến ở trên và lựa trứng mới (không để trong tủ quá lâu) khi làm bánh.
Lỗi 4: Bánh tràn khỏi khuôn, nứt và cháy mặt
Nguyên nhânNếu gặp trường hợp bánh bông lan khi nướng bị tràn ra khỏi khuôn, cháy mặt hay nứt mặt bánh là do bạn đã cho quá nhiều bột vào khuôn khi nướng khiến bánh không định hình được khi nở. Bánh nứt hoặc cháy còn do bạn nướng quá lâu trong nồi mà không căn thời gian.Cách khắc phụcCho bột bánh vào khoảng 2/3 khuôn để bánh có không gian nở.Hãy đảm bảo bạn căn chuẩn thời gian (sau khi nướng khoảng 30-40 phút) để kiểm tra tình trạng bánh khỏi cháy cũng như nứt mặt.
Lỗi 5: Bánh dính vào nồi, khó lấy ra
Không nên sử dụng nồi cơm đã bị bong hết lớp chống dính, hoặc nồi có độ chống dính không tốt, điều này gây khó khăn khi bạn lấy bánh ra và dễ làm bánh bị bể bị nát.Cách khắc phụcCách 1: Chọn một chiếc nồi cơm điện có độ chống dính tốtCách 2: Để bảo đảm khắc phục hoàn toàn tình trạng này bạn nên dùng giấy nến chống dính để lót đế nồi. Hoặc dùng bơ hoặc dầu ăn quết một lớp mỏng lên khắp bề mặt nồi. Lưu ý: Nên để bánh nguội bớt rồi nhẹ nhàng lấy bánh ra từ từ.Trên đây là tất cả các bước chuẩn bị cũng như tiến hành để làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện ngon. Chúc bạn các bạn thành công!
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!