Kỹ sư xây dựng: công việc, kỹ năng, mức lương, cơ hội nghề nghiệp

1- Mô tả công việc của Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng tiếng anh là Construction Engineer. Trong vai trò của người hiện thực hóa các bản vẽ, Kỹ sư xây dựng sẽ phải lên kế hoạch, khảo sát khu vực thi công, chú ý đến vấn đề môi trường, an toàn lao động và các vấn đề khác cũng như chỉ đạo và giám...

Đọc thêm

2- Các loại Kỹ sư xây dựng

Tùy thuộc vào chuyên ngành đào tạo cụ thể tại các trường đại học mà Kỹ sư xây dựng sẽ được phân loại thành: - Kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp- Kỹ sư xây dựng công trình quân sự- Kỹ sư xây dựng cầu đường- Kỹ sư xây dựng công trình thủy lợi- Kỹ sư xây dựng công trình biển- Kỹ sư xây dựng đô thị- Kỹ sư tin học xây dựng- Kỹ sư vật liệu xây dựng- kỹ sư xây dựng sân bay- Kỹ sư cơ khí xây dựng- Kỹ sư thiết kế xây dựng

Đọc thêm

3- Học gì để trở thành Kỹ sư xây dựng?

Để làm nghề Kỹ sư xây dựng bạn cần tốt nghiệp ngành xây dựng tại các trường có đào tạo chuyên ngành này. Thời gian đào tạo thường kéo dài từ 4-5 năm. Bên cạnh đó bạn còn phải có một số chứng chỉ khác như chứng chỉ an toàn lao động, chứng chỉ giám sát để thực hiện một số công việc nhất định trong ngành xây dựng.Ngoài ra bạn còn phải đáp ứng những yêu cầu phổ biến khác như:- Biết đọc bản vẽ và bóc tách bản vẽ- Sử dụng thành thạo các phần mềm liên quan đến thiết kế và xây dựng như AutoCAD, Civil 3D,…- Có kỹ năng quản lý và giám sát dự án.- Có kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm tốt.- Có khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh tại công trình.- Quản lý thời gian tốt.

Đọc thêm

4- Mức lương của Kỹ sư xây dựng

Hiện tại mức lương khởi điểm của Kỹ sư xây dựng vào khoảng 6-8 triệu / tháng. Đây là mức lương tương đương với những ngành nghề khác. Tuy vậy, ngành xây dựng được đánh giá có mức tăng lương khá nhanh theo số năm kinh nghiệm và số dự án bạn đã hoàn th...

Đọc thêm

5- Khó khăn của nghề Kỹ sư xây dựng

Bên cạnh mức thu nhập tốt, nhiều cơ hội việc làm thì nghề Kỹ sư xây dựng cũng tồn tại những khó khăn nhất định.

Đọc thêm

Thứ nhất, thường xuyên xa nhà

Công việc của Kỹ sư xây dựng phụ thuộc rất lớn vào dự án họ tham gia. Họ thường xuyên phải di chuyển theo công trình. Có khi nơi đó vẫn thuộc thành phố họ sinh sống nhưng cũng có khi nơi đó thuộc một tỉnh khác, thậm chí là một đất nước khác.Mặt khác thời gian công tác phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ công trình. Có thể là vài tháng, có khi vài năm. Đôi khi còn phải làm việc vào ngày lễ tết. Nên họ có rất ít thời gian bên gia đình.

Đọc thêm

Thứ hai, môi trường làm việc khắc nghiệt

Môi trường làm việc tại công trường khá khắc nghiệt bởi bụi bặm, tiếng ồn, mưa gió, nắng gắt, có khi là giông bão, rét buốt. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của Kỹ sư xây dựng. Vì vậy muốn theo nghề này bạn cần có sức khỏe tốt. Nếu không bạn không thể nào vượt qua được những thách thức từ môi trường làm việc.

Đọc thêm

Thứ ba, áp lực công việc lớn

Cho dù làm việc tại văn phòng, công trường hay công xưởng thì khối lượng công việc của Kỹ sư xây dựng cũng vô cùng lớn. Họ thường xuyên phải tăng ca, làm đêm. Bên cạnh đó, do phải theo sát dự án nên họ rất ít khi được gặp gia đình. Điều này khiến họ có thể gặp stress và những áp lực vô hình khác.

Đọc thêm

Thứ tư, cân bằng mối quan hệ giữa các bên

Làm việc tại công trường bạn sẽ phải thường xuyên gặp gỡ, giao tiếp với rất nhiều đối tượng khác nhau. Từ chủ đầu tư, giám sát viên, thầu phụ, công nhân xây dựng đến các kỹ sư khác và cấp trên.Lúc này làm sao để cân bằng tốt nhất lợi ích giữa các bên và giữ sự hài hòa trong các mối quan hệ rất quan trọng. Một khi xảy ra những bất đồng hoặc làm mất lòng một bên nào đó thì công việc sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Trên đây là những khó khăn mà Kỹ sư xây dựng sẽ gặp phải. Vì vậy trước khi lựa chọn nghề này bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng rồi hãy đưa ra quyết định.

Đọc thêm

6- Triển vọng nghề nghiệp

Đọc thêm

+ Cơ hội nghề nghiệp

Để phát triển đất nước, công cuộc xây dựng cơ sở hạ tầng có vai trò rất quan trọng nên ngành xây dựng trở thành ngành giữ vai trò chủ đạo. Vì vậy mà cơ hội việc làm ngành xây dựng hiện rất nhiều.Theo dự báo, việc làm ngành xây dựng (có bao gồm Kỹ sư xây dựng) sẽ tăng trưởng khoảng 8%, tính đến năm 2024. Và đây vẫn là một trong những ngành có mức lương tốt đối với những sinh viên mới ra trường.Tốt nghiệp ngành xây dựng, bạn có thể trở thành một kỹ sư tại nhiều mảng khác nhau của ngành, như là: thiết kế xây dựng, giám sát công trình, kiểm tra vật liệu thi công, làm giá, hồ sơ thầu,… Nếu có kỹ năng quản lý, bạn có thể đảm nhận các vai trò như quản lý dự án, quản lý chi phí hoặc kỹ sư về an toàn thiết kế.

Đọc thêm

+ Định hướng cho ngành xây dựng

Sau một thời gian làm việc, kỹ sư nào cũng muốn được thăng tiến lên những vị trí cao hơn. Thường thì tại những vị trí quản lý bạn sẽ nhận được mức lương cao hơn và có cơ hội thể hiện tài năng và những nỗ lực của mình.Để thăng chức bạn cần có từ 4 năm ...

Đọc thêm

Bạn đã thích câu chuyện này ?

Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên

Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!

appstore