Phiên dịch viên là gì? Công việc, mức lương và kỹ năng cần có
1- Phiên dịch viên là gì?
Phiên dịch viên tiếng anh được gọi là "Interpreter" - là những người làm công việc phiên dịch ngôn ngữ. Nhiệm vụ chính của họ là thực hiện việc chuyển đổi các thông tin từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Từ đó có thể giúp những người không sử dụng cùng một loại ngôn ngữ giao tiếp được với nhau.Với vai trò là người truyền đạt thông tin, phiên dịch viên cần đảm bảo chuyển ngữ chính xác, không làm thay đổi ý nghĩa, nội dung cần truyền tải. Đồng thời phiên dịch viên còn phải diễn đạt ý người khác sao cho ngắn gọn, dễ hiểu nhất.
2- Công việc của một phiên dịch viên
Trên thực tế công việc của phiên dịch viên sẽ không hoàn toàn giống nhau. Tùy thuộc vào vai trò công việc mà họ đảm nhận sẽ có những khác biệt nhất định. Tuy nhiên họ thường thực hiện những công việc chính sau đây:1- Chuyển đổi và truyền tải các nội d...
3- Kỹ năng phiên dịch viên cần phải có
Hiện tại, phiên dịch viên là nghề có nhu cầu tuyển dụng cao. Tuy nhiên để một người có thể theo đuổi và thành công với nghề này lại không hề dễ dàng. Trên thực tế họ sẽ phải nỗ lực rất nhiều và phải sở hữu những kỹ năng cần thiết. Sau đây là những kỹ năng quan trọng mà phiên dịch viên cần phải có:
3.1- Kỹ năng ngôn ngữ
Chắc hẳn bạn cũng biết mỗi quốc gia đều có những đặc trưng ngôn ngữ riêng. Một phiên dịch viên muốn chuyển ngữ tốt sẽ phải nắm vững kỹ năng ngôn ngữ để có thể truyền tải và diễn đạt nội dung một cách linh hoạt, uyển chuyển. Đặc biệt thành thạo kỹ năng này sẽ giúp bạn tránh được việc dịch theo cảm tính và có thể diễn đạt nội dung chuẩn xác.
3.2- Kỹ năng truyền đạt thông tin
Là một phiên dịch viên bạn sẽ có vai trò phải truyền đạt đúng ý nghĩa, nội dung thông tin người nói muốn thể hiện. Bởi vậy bạn cần trau dồi kỹ năng truyền đạt thật tốt để có thể vừa lắng nghe vừa truyền tải nội dung sang ngôn ngữ khác đúng ý nghĩa và nhanh chóng nhất. Từ đó hiệu quả các cuộc hội thoại sẽ được nâng cao và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng phát triển tốt hơn.
3.3- Kỹ năng tin học
Ngày nay đa phần mọi người đều phải biết cách sử dụng máy tính để giải quyết công việc hoặc thực hiện các vấn đề cá nhân khác. Do đó để xử lý công việc hiệu quả, phiên dịch viên cũng cần rèn luyện kỹ năng tin học. Cụ thể bạn cần sử dụng tốt các phần mềm tin học văn phòng thông dụng để có thể tiết kiệm lượng lớn thời gian và công sức khi làm việc.
3.4- Kỹ năng lắng nghe và quan sát
Nếu muốn truyền tải đúng thông tin, thái độ của người nói, phiên dịch viên sẽ phải quan sát kỹ lưỡng hành động của họ. Hơn nữa trong quá trình phiên dịch sẽ có nhiều câu từ, tiếng lóng, ngữ pháp mà bạn chưa biết hoặc không thể tìm thấy trong các tài liệu hay sách vở. Khi đó với kỹ năng lắng nghe và quan sát tốt bạn vẫn có thể hiểu được những gì người nói muốn truyền đạt.
3.5- Kỹ năng tra cứu thông tin
Trên thực tế phiên dịch viên không thể biết hết tất cả các câu từ. Đôi lúc họ sẽ gặp phải những từ chưa biết bao giờ. Lúc này để không ảnh hưởng đến công việc bạn cần có khả năng tra cứu thông tin qua internet một cách hiệu quả và nhanh chóng.Ngoài những kỹ năng kể trên, phiên dịch viên còn phải chú ý đến các kỹ năng khác như am hiểu ngôn ngữ chuyên ngành, hiểu biết các nền văn hóa trên thế giới và có tác phong làm việc chuyên nghiệp. Nắm vững các kỹ năng này sẽ hỗ trợ bạn phiên dịch thuận lợi hơn trong các buổi hội thoại, đàm phán.
4- Yêu cầu đối với phiên dịch viên
Nếu muốn trở thành một phiên dịch viên, bạn cần đáp ứng được các yêu cầu sau:
4.1- Bằng cấp
Các phiên dịch viên thường có một hoặc hai ngôn ngữ chuyên để có thể theo nghề. Khi đó tùy thuộc vào ngôn ngữ bạn chọn sẽ có những yêu cầu bằng cấp khác nhau.Sau đây là một số bằng cấp, chứng chỉ cơ bản bạn cần biết:+ Bằng cao đẳng, đại học ngành phiên dịch, cử nhân tiếng Anh nếu bạn muốn trở thành phiên dịch viên tiếng Anh.+ Bằng đại học, cao đẳng các chuyên ngành Ngôn Ngữ Nga, Pháp, Hàn, Trung, Nhật,…+ Chứng chỉ tiếng Anh IELTS, TOEIC.+ Chứng chỉ JLPT tiếng Nhật.+ Chứng chỉ TOPIK tiếng Hàn.+ Chứng chỉ HSK tiếng Trung.Nếu muốn làm phiên dịch tại các tổ chức quốc tế, bạn sẽ cần các bằng cấp cao hơn như: bằng Master ngành phiên dịch được cấp bởi ITI, bằng CIC cấp độ 3 trở lên (Certificate In Community Interpreting), chứng chỉ DPSI (Diploma In Public Service Interpreting).
4.2- Kiến thức về ngôn ngữ
Phiên dịch viên cần thông thạo ít nhất 2 ngôn ngữ (bao gồm tiếng mẹ đẻ) nếu muốn công việc phiên dịch diễn ra thuận lợi, hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn còn phải có hiểu biết nhất định về văn hóa của quốc gia sử dụng ngôn ngữ bạn phiên dịch. Đồng thời bạn cũng nên có lượng từ vựng từ 3.000 từ trở lên để có thể giao tiếp thành thạo các chủ đề khác nhau như chính trị, xã hội, văn học,… >>> Có thể bạn quan tâm: Phiên dịch Tiếng Nhật - Công việc, Mức lương và Kỹ năng
4.3- Sử dụng ngôn ngữ và phiên dịch thành thạo
Bạn nên rèn luyện cho mình khả năng giao tiếp ngắn gọn và đơn giản để có thể phiên dịch rõ ràng và dễ hiểu nhất. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý đến việc phát âm, kiểm soát tốc độ và âm lượng để dịch lưu loạt các cuộc hội thoại.
4.4- Xử lý tình huống tốt
Khả năng xử lý tình huống chính là thước đo hiệu quả để đánh giá năng lực của một phiên dịch viên. Bởi vì chỉ khi có khả năng phản xạ tốt và nhạy bén trong các tình huống khác nhau bạn mới có thể nghe hiểu các từ địa phương, thành ngữ hay tiếng lóng.
4.5- Đạo đức nghề nghiệp
Đây là yếu tố rất quan trọng đối với nghề phiên dịch viên. Khi thực hiện công việc bạn cần tuân thủ các chuẩn mực và quy tắc đạo đức nhất định. Chẳng hạn bạn cần trung thành với nội dung gốc, không thiên vị bất cứ bên nào, đặc biệt không được tự ý thêm, bớt, bình luận, nhận xét hay bày tỏ thái độ của mình khi phiên dịch. Đừng bỏ quên vai trò của mình và tham gia vào cuộc hội thoại tựa như bạn là một thành viên tham dự.
5- Mức lương của phiên dịch viên là bao nhiêu?
Hiện nay mức lương của phiên dịch viên được đánh giá thuộc mức cao so với mặt bằng chung. Mức lương khoảng từ 15 - 20 triệu/tháng, tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp và kinh nghiệm của phiên dịch viên. Với phiên dịch viên có ít kinh nghiệm, làm việc tạ...
Bạn đã thích câu chuyện này ?
Hãy chia sẻ bằng cách nhấn vào nút bên trên
Truy cập trang web của chúng tôi và xem tất cả các bài viết khác!